Là thiết bị khuếch đại tín hiệu để đưa ra loa.
Chỉ tiêu kỹ thuật :
1.Công suất ra: Thông thường các công suất thường ghi chỉ tiêu công suất ra tương ứng với các mức tải thông dụng khi ta mắc 1 loa, 2 loa parallel hoặc đấu Big mono.
Ví dụ:Crown CSL 1400 có ghi: 500 W /8 Ohm - 700 W/ 4 Ohm 1500 W / 8 Ohm Big Mono
2.Trở kháng vào :
Tất cả các công suất chuyên nghiệp đều có mức trở kháng vào gần giống nhau.
Zv= 20 K Ohm với ngõ vào Balanced
Zv =10 K Ohm với ngõ vào Unbalanced
3.Mức tín hiệu vào: trong khoảng 0,7 V đến 1,4 V
Khi tín hiệu vào dao động trong khoảng này thì mức công suất ra sẽ đạt tối đa trên tải 8 Ohm với Volume GAIN ở đầu vào đạt 26 dB.
4.Đầu vào Input
Các Main chuyên nghiệp thường có 3 loại Jack input là canon (XLR), 6 ly và Domino (cho trường hợp để máy cố định)
- Khi sử dụng thì Jack 6 ly rất tiện lợi nhưng khi xử lý tín hiệu ta phải giảm nhỏ Volume máy.
- Jack canon có ưu điểm chắc chắn và khi xử lý không gây sốc máy vì cực tín hiệu và cực mát tiếp xúc đồng thời cùng một lúc.
- Nếu đề máy cố định nên đấu vào Đômino vì sử dụng Jack lâu ngày điểm tiếp xúc sẽ bị lên Ten làm nhỏ tín hiệu.
5.Kích thước :
Các hãng khác nhau khi sản xuất thường có cấu tạo của Main khác nhau và khác nhau theo từng Serie nhưng luôn đảm bảo bề ngang mặt máy là 19 “ (48,3 cm)
6 Độ méo tiếng ( Distortion)
Với các Main chất lượng cao thì độ méo tần số thấp (20 Hz Ohm 1 KHz) là nhỏ hơn 0,05 % và độ méo tần số cao là nhỏ hơn 0,1 % trong khoảng (15 Ohm 20 KHz).
Với các Main chất lượng thấp thì độ méo tiếng ở tần số thấp và tần số cao có thể lớn hơn nhưng phải đảm bảo nhỏ hơn 1 % thì mới có thể sử dụng được.
7.Trở kháng tải (Load Impedance)
Với công suất có công suất lớn có thể sử dụng với tải là:
+ 2 Ohm - 8 Ohm với 2 tải Stereo
+ 4 Ohm - 16 Ohmvới 1 tải Bridg-Mono
+ 1 Ohm - 4 Ohm với tải Paralel Mono
Hướng dẫn sử dụng
Headroom (Khoảng dự trữ)
Headroom của một một hệ thống âm thanh được hiểu là khoảng cách biệt dự trữ từ mức tối đa của tín hiệu thực tế và mức tín hiệu tối đa mà máy hay hệ thống có thể chịu đựng được.
Ví dụ:
- Nếu hệ thống âm thanh có thể phát một công suất là 1000 W mà trên thực tế ta chỉ sử dụng tới 600 W thì ta đã có khoảng Headroom là 400 W.
- Nếu tín hiệu chúng ta sử dụng bằng với mức đỉnh tối đa mà máy có thể chịu đựng được thì Headroom sẽ bằng 0. Ta gọi trường hợp đó là Clip hay Overload ( quá tải ). Tức là tín hiệu phát ra bắt đầu không còn trung thực nữa hay còn gọi là méo tiếng hoặc bể tiếng (distortion)
Cách đấu loa vào công suất
Đấu bình thường 2 kênh (dual chane)
Sử dụng tải loa: 4 Ohm 8 Ohm cho 1 Chanel
+Có thể sử dụng Stereo khi ta tách 2 đường tín hiệu vào bằng công tắc Mono-Stereo và để ở vị trí giữa Dual.
Phương pháp này sử dụng khi mà chúng ta không cần phải nâng công suất lên quá lớn. Điều quan trọng chủ yếu là sự tương xứng giữa công suất của loa và công suất của máy và cần lưu ý là khi đấu 4 Ohm thì công suất của máy có thể tăng từ 10 Ohm 30 % nhưng máy chạy nóng hơn
2.Đấu prallel mono. 2 cọc dương đấu với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang Parallel nếu sử dụng đường 70 V để kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70 V.
- Cách này có thể hạ tổng trở xuống 2 Ω (có model tới 1Ω), ngược với đấu cầu. Với 2 cách Bridge mode và Parallel mode, ngõ vào tín hiệu của amli chỉ xử dụng được 1 (left hay right, A hay B tùy hãng sản xuất) vì lúc này nó chỉ là 1 ampli mono.
-Đấu Bridge –Mono : Sử dụng 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm (-). Thường quy định là cọc phải (+) và cọc trái (-) và Chanel nào là lấy cọc dương thì tín hiệu vào cắm vào Chanel đó.
Công tắc tín hiệu vào chuyển sang vị trí Bridge –Mono.
-Phương pháp này nối tiếp 2 chanel nên công suất trên tải tăng lên nên gấp đôi nhưng thường người ta không chạy với tải thấp Ôm vì rất nguy hiểm, thường để sử dụng để kéo loa có công suất lớn với trở kháng là 8 ohm
-Đầu ra của chế độ 70 V sẽ trở thành 140 V do đó phải chuyển các TăngFô line của loa kéo xa sang chế độ 140 V.