Với tốc độ gia tăng dân số ngày càng phát triển, các nhu cầu về khám chữa bệnh của người dân cũng theo đó mà tăng cao, các bệnh viện hàng ngày đều tiếp đón hàng nghìn bệnh nhân. Việt Nam có khoảng 1100 bệnh viện với hơn 180,000 giường được chia thành 3 tuyến: tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Các hệ thống âm thanh bệnh viện đã ra đời giúp cho việc tiếp đón, quản lý bệnh nhân trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Việc sử dụng hệ thống âm thanh cho bệnh viện bao gồm: âm thanh thông báo, âm thanh hội trường, âm thanh cho phòng họp của bệnh viện…
Hệ thống âm thanh ở bệnh viện đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý bệnh viện, cũng như hướng dẫn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Dưới đây đề cập đến tất cả các hệ thống âm thanh lắp đặt ở bệnh viện, nhà thuốc, trạm xá,... gọi chung là giải pháp âm thanh bệnh viện.
Lắp đặt âm thanh ở bệnh viện, nhà thuốc, trạm xá có một số vấn đề cần quan tâm.
Một là vấn đề duy trì sự riêng tư của bệnh nhân trong môi trường không gian mở. Ở bệnh viện, có rất nhiều nơi tồn tại không gian mở. Ví như tại quầy dịch vụ tại các bệnh viện, nhà thuốc, lắp đặt âm thanh như thế nào để bệnh nhân cùng bác sĩ giao tiếp những vấn đề bệnh lý nhạy cảm, giúp cho bệnh nhân không cảm thấy xấu hổ, cũng như không làm phiền đến các bệnh nhân khác.
Hai là vấn đề phát nhạc nền, nhạc giải trí. Phát nhạc có thể mang lại bầu không khí thoải mái, vui tươi, thúc đẩy các nhân viên làm việc. Tuy nhiên, phải làm sao để cân bằng giữa vấn đề giải trí mà không làm phiền người khác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng nhạc nền của hệ thống âm thanh công cộng có thể làm tăng tinh thần của nhân viên, hiệu quả công việc cũng như là môi trường làm việc.
Ví dụ: Khi có cháy nổ, hệ thống báo cháy tự động sẽ tự động cấp tín hiệu cho bộ phát thông báo khẩn, đoạn ghi âm báo cháy di tản sẽ được tự động phát ra liên tục ra toàn bộ các loa đến khi xử lý xong sự cố sẽ ngừng lại. Trường hợp bệnh viện đang phát nhạc, hoặc có thông báo từ micro của phòng trung tâm mà có tín hiệu báo cháy, thì toàn bộ các tín hiệu đó sẽ bị ngưng lại và ưu tiên cho tín hiệu báo cháy phát ra.
Lắp đặt âm thanh bệnh viện tuy rất có ích đối với việc quản lý trong bệnh viện, tuy nhiên nếu như lạm dụng nó cũng sẽ để lại hậu quả xấu. Bệnh viện vốn dĩ là nơi cần yên tĩnh, nhưng do số lượng bệnh nhân đông, thủ tục phức tạp, nhiều bệnh viện mắc loa dày đặc để gọi tên, thông báo,... gây khổ sở cho cả nhân viên và người bệnh. Khu vực nhiều loa nhất thường tập trung ở khu tiếp nhận, thu phí và quầy thuốc. Bệnh nhân bị bủa vây đủ loại âm thanh gọi tên đóng viện phí, nhận kết quả xét nghiệm, chụp X-quang… Nhân viên quầy này thông báo chưa hết, nhân viên quầy kia đã phát. Loa chưa kịp tắt nên tiếng nói chuyện giữa các nhân viên với bệnh nhân cũng được thu hết vào loa.
Việc lắp đặt hệ thống âm thanh bệnh viện dày đặc như vậy không những gây tốn kém, làm mất mỹ quan bệnh viện còn khiến phản tác dụng ban đầu. Bệnh viện chưa được hưởng lợi ích gì từ hệ thống âm thanh mà còn biến khuôn viên bệnh viện thành cái chợ, gây khó chịu cho nhân viên cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân.
Mỗi bệnh viện, tùy vào kích thước, đặc điểm địa hình, kiến trúc, cũng như các yêu cầu thông báo khác nhau sẽ có một mô hình lắp đặt âm thanh khác nhau. Vấn đề này bạn nên tham vấn các kỹ sư âm thanh, họ sẽ là người lên ý tưởng cũng như hiện thực hóa giải pháp âm thanh thông báo cho bạn. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn cái nhìn khái quát về một hệ thống âm thanh bệnh viện.
Bệnh viện là một khu vực rộng lớn, với nhiều phân khu khác nhau do đó, tại mỗi phân khu lại có một hệ thống âm thanh khác nhau. Bệnh viện có rất nhiều khoa: khoa nội, khoa ngoại, khoa khám bệnh… Mỗi khoa là một tòa nhà riêng biệt khác nhau. Vì vậy nên lắp đặt hệ thống âm thanh phân vùng cho bệnh viện. Một số khu vực cần lắp đặt giải pháp âm thanh thông báo tiêu biểu của bệnh viện như:
Âm thanh thông báo 2 chiều sử dụng thiết bị âm thanh trên nền IP chuyên dụng chất lượng cao có thể giúp tương tác qua lại, truyền tải thông tin giữa văn phòng điều hành với các phân khu điều trị... Ngoài ra hệ thống này có thể kết nối hệ thống âm thanh giữa các khoa.
Giải pháp âm thanh cho bệnh viện nên gắn kết với hệ thống camera, hệ thống báo cháy, hẹn giờ… để hoạt động của bệnh viện hiệu quả nhất.
Đối với khu vực này, hệ thống âm thanh không thể thiếu chính là âm thanh phòng họp. Việc điều hành, quản lý bệnh viện sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu như những buổi thảo luận và hội họp diễn ra một cách suôn sẻ.
Phòng điều trị là một trong những khu vực cần sự điều dưỡng yên tĩnh tốt do đó hệ thống âm thanh được lắp đặt trong phòng điều trị cũng nên chuyên nghiệp, không ồn, không lẫn nhiều tạp âm và có sự cách âm tốt giữa các phòng. Đôi khi việc nghe nhạc nhẹ có thể khiến những căng thẳng mệt mỏi trong công việc của các y bác sĩ được xua tan và những ưu lo phiền muộn của các bệnh nhân được giảm bớt. Do đó loại loa thích hợp cho hệ thống này là loa âm trần, ví dụ như loa gắn trần 30W Toa F-2322C, loa gắn trần loại móc treo TOA PC-2369 ...
Các khu vực chung trong bệnh viện như lối vào, khu vực lễ tân, khu vực ăn uống, nghỉ ngơi… thường được thiết kế theo hướng không gian mở rộng lớn với hệ trần cao, phù hợp với các loại loa thông báo như: Toa PC-3CL, loa trần 6W 2 kênh TOA F-2352SC…
Hành lang là một nơi tấp nập, tiếng ồn khá nhiều. Vì vậy khi lắp hệ thống âm thanh cần có độ vang xa và có thể truyền đi nhanh. Các loại loa treo tường như: Toa Tz 105, Toa Tz 205…rất thích hợp cho mục đích này.
Âm thanh bệnh viện sử dụng để thông báo cho những bệnh nhân đến khám, với nhu cầu thông báo như vậy thì khách hàng có thể sử dụng những mẫu loa chuyên nghiệp nhất. Trường hợp có thể dùng loa gắn trần tốt nhất sử dụng để thông báo khi có trần thạch cao.
Loa âm trần là dòng loa gắn trần thạch cao, kiểu dáng đẹp, chất âm thanh hay, có thể sử dụng được với tất cả hệ thống âm thanh ngoài sảnh cũng như tất cả các phòng, các tầng đều sử dụng, là dòng có biến áp nên không bị tiêu hao công suất trên đường dây tải.
Loa hộp cũng là một trong những giải pháp âm thanh bệnh viện hay cho âm thanh thông báo, Dòng loa này được thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng đẹp. Ngoài ra có thể sử dụng âm thanh phân vùng cho nhu cầu sử dụng cao hơn, thông báo được từng vùng khác nhau.
Với không gian rộng như hệ thống ngoài sảnh hoặc các khu sân rộng, để giải pháp âm thanh bệnh viện đạt hiệu quả cao hơn thì có thể dùng các dòng loa thông báo ngoài trời để việc thông báo ổn hơn, không bị giới hạn về âm thanh, chịu nắng gió thời tiết như những dòng loa phóng thanh hay loa nén Toa : loa nén Toa TC 631M, SC 615M, SC 610 hoặc các dòng loa nén thông báo khác có công suất từ 15-30w. Bởi bên ngoài sảnh cũng như sân có rất nhiều tiếng ồn, vì vậy phải dùng những dòng loa có biến áp để âm thanh được rõ hơn.
Một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp vô cùng quan trọng với bệnh viện. Nó giúp cho công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân đạt hiệu quả tối ưu nhất. Về vấn đề âm ly thì tất cả các dòng loa thông báo đều có thể sử dụng chung một chiếc âm ly để hoạt động, có thể cân đối công suất của loa cho phù hợp.
Ứng với cách lắp đặt, mỗi hệ thống sẽ yêu cầu một loại hình âm ly khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến kỹ sư âm thanh trước khi quyết định chọn mua.
Để lắp đặt hoàn thiện một giải pháp âm thanh bệnh viện còn cần một số thiết bị khác như micro, bộ phát nhạc nền, bộ chia vùng,..
- Micro thiết bị dùng để thông báo
- Thiết bị nghe nhạc nền, báo giờ tự động
- Bộ phân vùng để chia các phân khu trong bệnh viện, trạm xá. Các khu vực có thể chia theo: